50/1A TL29, P.Thạnh Lộc, Quận 12, Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 036 222 5552
Open: T2 - T7 ( 08h - 17h )
  • Facebook
  • In

Một số hóa chất thường sử dụng trong xử lý nước cấp

Một số hóa chất thường sử dụng trong xử lý nước cấp

Thứ 5, 20/07/2023

Administrator

377

Thứ 5, 20/07/2023

Administrator

377

Ngày nay việc ứng dụng xử lý nước cấp rất được nhiều nhà máy, xí nghiệp quan tâm. Qua bài viết sau đây hoá chất Nguyên Phát xin giới thiệu đến các bạn một số hoá chất thường được sử dụng trong xử lý nước cấp.

I. Hạt lọc nổi Sifo:

Thường được gọi là hạt xốp, loại hạt có đường kính từ 3 – 5mm, thường được sử dụng làm tuyến nổi  trong xử lý nước

1. Tính chất vật lý:

Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam.
Có dạng hình cầu, màu trắng, nhẹ hơn nước.

Diện tích bề mặt tiếp xúc: 600 m2/m3 (đường kính hạt 3-5mm); 1.150 m2/m3 (Đường kính hạt 2-3mm)

2. Phạm vi ứng dụng:

Xử lý nước ngầm: khử sắt, mangan sau ô xy hóa.
Xử lý nước mặt: khử chất lơ lửng, phù sa sau ô xy hóa.
Xử lý nước thải: là giá thể sinh học.

3. Hướng dẫn sử dụng

– Hướng dẫn sử dụng hạt lọc nổi trong xử lý nước giếng khoan:

+ Nguồn nước giếng khoan có hàm lượng sắt cao 15-40mg/l: Đầu tiên sử dụng tháp oxy hóa hoặc ejector để lấy thêm oxy; sau đó tiến hành lọc qua 2 công đoạn: lọc thô bằng vật liệu nổi và lọc tinh bằng phương pháp lọc trọng lực hoặc phương pháp lọc áp lực.
Nguồn nước giếng khoan có hàm lượng sắt nhỏ hơn 15mg/l: Đầu tiên sử dụng tháp oxy hóa hoặc ejector để lấy thêm oxy;sau đó tiến hành lọc qua 2 công đoạn như trên (Fe = 10-15mg/l), hoặc chỉ cần lọc qua 1 công đoạn ( Fe < 10mg/l).

+ Nguồn nước giếng khoan có chứa hàm lượng mangan < 5mg/l: Sau một thời gian sử dụng khoảng 2 tuần đến 1 tháng, khi bề mặt hạt đã phủ một lớp oxit sắt màu vàng nâu, hoặc oxit mangan màu nâu đen, lúc đó hạt trở thành vật liệu xúc tác quá trình oxy hóa sắt và mangan rất hiệu quả. Do vậy hạt càng sử dụng lâu càng tốt.

– Hướng dẫn sử dụng xử lý nước mặt:
+ Nguồn nước mặt có độ đục > 300 NTU: không khuyến cáo sử dụng.
+ Nguồn nước mặt có độ đục 100-300 NTU: sử dụng 1.5-2mm, độ dày 1m.
+ Nguồn nước mặt có độ đục thấp (< 100 NTU): sử dụng hạt lọc 2-3mm, độ dày lớp vật liệu lọc 1m.

3. Xả rửa:

Khi chất lượng nước xấu đi cần tiến hành rửa lọc bằng cách xả bỏ 1m nước phía trên lớp vật liệu (sử dụng nước thô, không cần bơm rửa lọc). Sau đó lặp lại chu trình lọc như cũ.

II. PAC – Polyaluminium

- PAC (Poly Aluminium Chloride) là loại phèn nhôm tồn tại ở dạng cao phân tử (polyme). Công thức phân tử [Al2(OH)nCl6-n]m. Hiện nay, PAC được sản xuất lượng lớn và sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến để thay thế cho phèn nhôm sunfat trong xử lý nước sinh hoạt và nước thải.

– PAC có nhiều ưu điểm so với phèn nhôm sunphat đối với quá trình keo tụ lắng. Như hiệu quả lắng trong cao hơn 4-5 lần, thời gian keo tụ nhanh, ít làm biến động độ PH của nước, không cần hoặc dùng rất ít chất hỗ trợ, không cần các thiết bị và thao tác phức tạp, không bị đục khi dùng thiếu hoặc thừa phèn. PAC có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan cùng kim loại nặng tốt hơn phèn sunfat. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo ra nguồn nước chất lượng cao, kể cả xử lý nước đục trong mùa lũ lụt thành nước sinh hoạt. Do vậy, các nước phát triển đều sử dụng PAC trong các nhà máy cấp nước sinh hoạt.

PAC – Polyaluminium chloride chất lượng cao, xử lý nước cấp

Có 2 loai PAC đó là PAC rắn và PAC dạng lỏng. Dạng rắn là bột mầu trắng ngà ánh vàng, tan hoàn toàn trong nước. Người sử dụng chỉ cần pha PAC bột thành dung dịch 10% hoặc 20% bằng nước trong, cho lượng dung dịch tương ứng với chất keo tụ vào nước cần xử lý, khuấy đều và để lắng trong. Ở điều kiện bảo quản thông thường (bao kín, để nơi khô ráo, nhiệt độ phòng) có thể lưu giữ lâu dài. PAC dạng lỏng có mầu nâu vàng, có thể đựng trong chai hoặc can nhựa để bảo quản lâu dài.

Liều lượng PAC sử dụng cho 1m3 nước sông, ao, hồ là 1- 4g PAC đối với nước đục thấp (50- 400 mg/l), là 5-6 g PAC đối với nước đục trung bình (500- 700 mg/l) và là 7- 10g PAC đối với nước đục cao (800-1.200 mg/l). Liều lượng sử dụng chính xác được xác định bằng thử nghiệm trực tiếp đối với nước cần xử lý. Sau khi lắng trong, nếu dùng để uống cần đun sôi hoặc cho nước khử trùng theo liều lượng hướng dẫn.

PAC có thể dùng xử lý nước thải chứa cặn lơ lửng như nước thải công nghiệp ngành gốm sứ, gạch, giấy, nhuộm, nhà máy chế biến thủy sản, xí nghiệp giết mổ gia súc, PAC dùng xử lý 1 m3 nước thải trong khoảng 15-30 gram, tùy thuộc vào hàm lượng cặn lơ lửng và tính chất của mỗi loại nước thải. Liều lượng chính xác cần xác định thông qua thử trực tiếp với đối tượng cần xử lý.

2. Ưu điểm của PAC

+ Độ ổn định PH cao, dễ điều chỉnh pH khi xử lý vì vậy tích kiệm được hóa chất dùng để tăng độ kiềm và các tiết bị đi kèm như bơm định lượng và thùng hóa chất so với sử dụng phèn nhôm.

+ Giảm thể tích bùn khi sử lý, tăng độ trong của nước, kéo dài chu ky lọc, tăng chất lượng nước sau lọc

+ Liều lượng sử dụng thấp, bông cặn to, dễ lắng.

+ Ít ăn mòn thiết bị. PAC hoạt động tốt nhất ở khoảng PH =6.5-8.5 .Do đó ở PH này các ion kim lại nặng đều bị kết tủa và chìm xuống đáy hoặc bám vào các hạt keo tạo thành.

3. Nhược điểm của PAC

+ PAC có hiệu quả rất mạnh ở liều lượng thấp, nên việc cho quá nhiều PAC sẽ làm hạt keo tan ra.

4. Hướng dẫn sử dụng khi dùng PAC

+ Pha chế thành dung dịch 5%-10% châm vào nước nguồn cần xử lý

+ Liều lượng xử lý nước mặt : 1-10g/m3 PAC tùy theo độ đục của nước thô.

+ Liều lượng xử lý nước thải (nhà máy giấy , dệt, nhuộm, …)từ 20-200g/m3 PAC tùy theo hàm lượng chất lơ lửng và tính chất của nước thải.

+ Hàm lượng PAC chuẩn được xác định thực tế đối với mỗi loại nước cần xử lý.

III. Than hoạt tính sử dụng cho xử lý nước thải nước cấp

1. Giới thiệu than hoạt tính

Than hoạt tính là một chất gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng vô định hình (bột), một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit. Ngoài carbon thì phần còn lại thường là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và vụn cát). Than hoạt tính có diện tích bề mặt ngoài rất lớn nên được ứng dụng như một chất lý tưởng để lọc hút nhiều loại hóa chất.

 
Chia sẻ: