Ứng dụng:
– P.A.C được sử dụng trong lọc nước uống, giúp kết lắng các hợp chất keo và chất lơ lửng, loại bỏ chất hữu cơ, vi khuẩn, virus.
– P.A.C có thể dùng xử lý nước thải chứa cặn lơ lửng như nước thải công nghiệp ngành gốm sứ, gạch, giấy, nhuộm, nhà máy chế biến thủy sản, xí nghiệp giết mổ gia súc.
– P.A.C dùng để xử lý nước, nước thải trong các tất cả các ngành công nghiệp, công nghiệp dệt nhuộm, bột giấy, giấy.
Ưu điểm của hóa chất P.A.C:
– Độ ổn định pH cao, dễ điều chỉnh pH khi xử lý vì vậy tiết kiệm được hóa chất dùng để tăng độ kiềm và các tiết bị đi kèm như bơm định lượng và thùng hóa chất so với sử dụng phèn nhôm.
– Giảm thể tích bùn khi xử lý.
– Tăng độ trong của nước, kéo dài chu kỳ lọc, tăng chất lượng nước sau lọc.
– Liều lượng sử dụng thấp, bông cặn to, dễ lắng.
– Ít ăn mòn thiết bị.
– P.A.C hoạt động tốt nhất ở khoảng pH =6,5-8,5. Do đó ở pH này các ion kim lại nặng đều bị kết tủa và chìm xuống đáy hoặc bám vào các hạt keo tạo thành.
Nhược điểm: Do nó có hiệu quả rất mạnh ở liều lượng thấp nên việc cho quá nhiều P.A.C sẽ làm hạt keo tan ra.
Hướng dẫn sử dụng:
– Pha chế thành dung dịch 5%-10% châm vào nước nguồn cần xử lý.
– Liều lượng xử lý nước mặt: 1-10g/m³ P.A.C tùy theo độ đục của nước thô.
– Liều lượng xử lý nước thải (nhà máy giấy, dệt, nhuộm, …) từ 20-200g/m³ P.A.C tùy theo hàm lượng chất lơ lửng và tính chất của nước thải.
– Hàm lượng P.A.C chuẩn được xác định thực tế đối với mỗi loại nước cần xử lý.
Thời hạn sử dụng: 02 năm kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát.